- Việt Nam đã khẳng định được những nỗ lực lớn trong ngành Công nghệ Thông tin (CNTT) khi tăng tới 5 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số Cạnh tranh Công nghệ Thông tin Toàn cầu năm 2009, từ vị trí 61 năm 2008 lên vị trí thứ 56. Kết quả này nằm trong bản nghiên cứu công bố bởi Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) được tài trợ bởi Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp (BSA). Theo đại diện của BSA, dự án nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá và so snáh môi trường CNTT của 66 quốc gia nhằm xác định mức độ hỗ trợ cạnh tranh của ngành CNTT trong nước. Các yếu tố nghiên cứu chính bao gồm: Chỉ số cạnh tranh ngành CNTT, mô hình so sánh; Phân tích về quốc gia/ngành của Ban Tình báo Kinh tế và Phỏng vấn các lãnh đạo và chuyên gia trong ngành. Đây là năm thứ ba bản nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá và so sánh môi trường CNTT của 66 quốc gia để xác định những lĩnh vực mà các quốc gia này cần chú trọng tới để nâng cao tính cạnh tranh cho ngành CNTT của mình. Bản nghiên cứu năm nay có thêm một chỉ số mới - mức thâm nhập của điện thoại di động - và sử dụng những số liệu mới có được về các sáng chế có liên quan đến CNTT và số công ăn việc làm trong ngành CNTT. Chỉ số cạnh tranh Việt tăng 5 bậc Ông Atty Claro Parlade, Giám đốc phụ trách Chính sách phần mềm của BSA Khu vực Châu Á Thái Bình Dương đánh giá: “Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương thăng hạng, tăng tới 5 bậc trong bảng xếp hạng về Chỉ số Cạnh tranh Công Nghệ Thông Tin toàn cầu. Trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay, việc chính phủ Việt Nam cũng như chính phủ các nước khác thuộc Khu vực Châu Á Thái Bình Dương tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của ngành CNTT là yếu tố hết sức quan trọng. Điều này có thể giúp đẩy nhanh sự hồi phục của nền kinh tế và tạo đà cho sự phát triển về lâu dài”. Bảo vệ sở hữu trí tuệ một cách hữu hiệu vẫn là nhân tố thiết yếu đối với khả năng cạnh tranh của lĩnh vực CNTT. Hệ thống sở hữu trí tuệ hoạt động rất mạnh tại hầu hết các thị trường phát triển, còn tại các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam cũng ghi nhận được những tiến bộ tuy chậm nhưng vững chắc trong hoạt động bảo vệ sở hữu trí tuệ, đặc biệt là trong lĩnh vực thực thi. Cạnh tranh tăng nhờ sáu nhân tố then chốt Theo Cơ quan Tình báo Kinh tế, sáu nhân tố kết hợp với nhau để tạo nên một môi trường thuận lợi cho ngành CNTT bao gồm: nguồn cung ứng dồi dào các nhân công có tay nghề; nền văn hóa thân thiện với đổi mới; cơ sở hạ tầng công nghệ đẳng cấp thế giới; hệ thống pháp lý mạnh có khả năng bảo vệ sở hữu trí tuệ; nền kinh tế mở, ổn định và cạnh tranh; cũng như sự dẫn dắt của chính phủ hướng tới sự cân bằng giữa việc thúc đẩy công nghệ và việc cho phép các lực lượng thị trường hoạt động. Những quốc gia thực hiện tốt sáu nhân tố then chốt làm tăng khả năng cạnh tranh này thường là nơi có ngành CNTT phát triển mạnh. Bản nghiên cứu cũng phác họa các bước để các chính phủ thực hiện việc đánh giá các điểm mạnh và các điểm yếu của mình khi thực hiện kế hoạch hỗ trợ phát triển một ngàng CNTT vững mạnh cho quốc gia mình. Bản nghiên cứu cũng đưa ra một số kết luận quan trọng. Mạng lưới băng thông rộng là nhân tố sống còn đối với khả năng cạnh tranh của ngành CNTT, và khoảng trống về khả năng cạnh tranh sẽ còn lớn hơn nữa đối với những nền kinh tế có sự ứng dụng chậm băng thông rộng. Các công ty trong lĩnh vực công nghệ sẽ phát triển khi các dịch vụ và các ứng dụng CNTT được truyền qua Internet. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng vẫn là những đòi hỏi về lâu dài. Những nền kinh tế có sự kết hợp trong việc đào tạo các kỹ năng về ngôn ngữ, kinh doanh và CNTT sẽ tạo nên lực lượng nhân lực CNTT lớn mạnh hơn. Chế độ bảo hộ nền công nghiệp nội địa và hỗ trợ khả năng cạnh tranh quốc gia sẽ làm cản trở các nỗ lực nhằm hồi phục và khả năng cạnh tranh tranh của ngành về lâu dài. Các chính phủ phải cân bằng giữa hỗ trợ và khuyến khích đầu tư và tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, và có thể tạo nên những thông lệ thị trường không công bằng và chế độ bảo hộ nền công nghiệp trong nước sẽ xâm hại tới khả năng cạnh tranh của ngành. Hệ thống SHTT đang được cải thiện tại các thị trường mới nổi, tuy nhiên vẫn cần được thúc đẩy mạnh hơn nữa. Bảo vệ quyền SHTT vẫn là yếu tố hết sức quan trọng đối với khả năng cạnh tranh của ngành CNTT và sẽ là phương thức tiết kiệm chi phí để khuyến khích sự phát triển của nền kinh tế về lâu dài. Thuỷ Nguyên |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
♦Rất cảm ơn bạn đã ghé thăm blog !
♦Bạn có thể cho ý kiến của mình về blog xin vào phần nhận xét ở dưới.
♦Mọi ý kiến của bạn sẽ giúp blog ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu cho chính bạn .
♦Nếu bạn muốn liên kết Logo với thongtin247 thì bấm vào đây