(thongtin247) -- Ngắm sen trên Hồ Tây, nhâm nhi những chén trà ướp hương sen thơm ngát, thưởng hoa đào mỗi dịp xuân về ở vườn đào Nhật Tân...những thú vui tao nhã của người Hà Nội ấy đang dần bị mai một.
Đầm sen Tây hồ là một khoảng xanh mát với những búp sen hồng, một chút cảnh quê Hà Nội xưa còn sót lại nằm lọt thỏm giữa sự ồn ào náo nhiệt của một thành phố hàng triệu dân.
Đây là vườn đào Nhật Tân 2004, cảnh cuối cùng
(ảnh lấy từ D3net) Hãy ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình, bên Hồ Xuân Hương - Đà Lạt, để thêm yêu cảnh đẹp quê hương.
Hồ Xuân Hương
Để ca ngợi cảnh đẹp của Hồ Tây, ca dao xưa có câu:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Sương
Mịt mù khói toả ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. ”
Đầm sen Tây hồ là một khoảng xanh mát với những búp sen hồng, một chút cảnh quê Hà Nội xưa còn sót lại nằm lọt thỏm giữa sự ồn ào náo nhiệt của một thành phố hàng triệu dân.
Cảnh sắc yên bình vào mỗi sớm mai trong hương hoa thơm ngát
Sen Hồ Tây rất quý bởi thứ hương thơm thuần khiết thanh lịch rất đặc biệt không phải sen đâu cũng có. Sen Hồ Tây bông to, màu hồng tươi, cánh có nhiều tầng, gọi là sen trăm cánh hay tên của nhà Phật gọi là Hồng Bách Diệp. Người ta dùng trà Tuyết Hà Giang, thứ chè làm từ búp non của những cây chè cổ thụ hằng trăm năm tuổi mọc ở độ cao trên 1000m, để ướp với hương sen Tây Hồ. Để ướp đuợc một cân trà người ta phải dùng tới hơn 1000 bông hoa sen, và là những bông sen chớm nở được lấy từ sáng sớm khi trời còn đẫm sương, chưa một tia nắng yếu ớt nào lọt được xuống đầm. Trong ly trà sen Tây Hồ chứa đựng cả hương vị Trời Đất.
Ngắm nhìn những bông hoa sen lấp ló giữa đầm, người ta không khỏi giật mình nghĩ, đến một lúc nào đó, liệu nó có bị biến mất? Và để rồi Tây Hồ đã không còn bóng dáng của những cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ, nhịp chày giã gạo Yên Thái, và tiếng gà gáy sáng Thọ Sương...
Sen Hồ Tây rất quý bởi thứ hương thơm thuần khiết thanh lịch rất đặc biệt không phải sen đâu cũng có. Sen Hồ Tây bông to, màu hồng tươi, cánh có nhiều tầng, gọi là sen trăm cánh hay tên của nhà Phật gọi là Hồng Bách Diệp. Người ta dùng trà Tuyết Hà Giang, thứ chè làm từ búp non của những cây chè cổ thụ hằng trăm năm tuổi mọc ở độ cao trên 1000m, để ướp với hương sen Tây Hồ. Để ướp đuợc một cân trà người ta phải dùng tới hơn 1000 bông hoa sen, và là những bông sen chớm nở được lấy từ sáng sớm khi trời còn đẫm sương, chưa một tia nắng yếu ớt nào lọt được xuống đầm. Trong ly trà sen Tây Hồ chứa đựng cả hương vị Trời Đất.
Ngắm nhìn những bông hoa sen lấp ló giữa đầm, người ta không khỏi giật mình nghĩ, đến một lúc nào đó, liệu nó có bị biến mất? Và để rồi Tây Hồ đã không còn bóng dáng của những cành trúc la đà, tiếng chuông Trấn Vũ, nhịp chày giã gạo Yên Thái, và tiếng gà gáy sáng Thọ Sương...
Cũng như đầm sen Hồ Tây đang dần bị mai một, vườn quất, vườn đào Nhật Tân ngày nay cũng đang dần bị thu hẹp. Thay vào đó là những khu biệt thự cao chót vót với kiểu cách hoàn toàn khác nhau, không theo một thứ tự nhất định. Đâu còn những vườn đào rộng hàng trăm ha? Đâu còn cảnh tết đến xuân về người người, nhà nhà lên Nhật Tân lựa đào, chọn quất? Vườn đào năm xưa nay chỉ còn là những kỷ niệm đẹp trong lòng những người Hà Nội hoài niệm về ký ức.
Đây là vườn đào Nhật Tân 2004, cảnh cuối cùng
(ảnh lấy từ D3net)
Trên đất nước ta còn rất nhiều địa danh đáng tự hào bởi vẻ đẹp và sự hùng vĩ như: Vịnh Hạ Long, đèo Hải Vân, động Phong Nha, Sapa, Đà Lạt...Mỗi người Việt chúng ta, nhất là thế hệ trẻ cần gìn giữ và phát huy những vẻ đẹp tiềm ẩn đó. Để những danh lam thắng cảnh không bị mất đi, bị tàn phá, để vẻ đẹp đất nước in sâu trong lòng những người con đất Việt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
♦Rất cảm ơn bạn đã ghé thăm blog !
♦Bạn có thể cho ý kiến của mình về blog xin vào phần nhận xét ở dưới.
♦Mọi ý kiến của bạn sẽ giúp blog ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu cho chính bạn .
♦Nếu bạn muốn liên kết Logo với thongtin247 thì bấm vào đây