(thongtin247) - Mùa xuân làng lúa làng hoa
Lúc đó, tôi có một người bạn gái và muốn viết ca khúc để tặng nàng về mùa xuân Hà Nội. Rất nhiều lần chúng tôi chở nhau trên chiếc xe đạp qua những con đường ven Hồ Tây và trong tôi nảy ra đề tài về những làng hoa ven hồ nhưng nhiều lần đặt bút xuống mà vẫn không thành. Bẵng đi một thời gian, cho tới một buổi chiều đầu mùa xuân năm 1982, đạp xe đi thăm một người bạn ở gần Hồ Tây tôi mới phát hiện ra rằng Hồ Tây không chỉ có hoa mà phía bên kia, tức vùng Xuân La, Xuân Đỉnh còn có rất nhiều lúa. Lập tức câu hát: “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người. Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng, sóng lóng lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt, hương hoa bay dào dạt, làng hoa em gọi mùa...” được bật ra giữa mênh mông trời nước Hồ Tây.
Cảm xúc của buổi chiều đầu năm ngay giữa thiên nhiên đó đã giúp tôi hoàn thành đoạn chính của bài hát trước. Đến khi về nhà tôi mới gia công phần đầu và phần kết của bài hát. Tôi đã thử bằng nhiều cách khác nhau để bắt đầu bài hát, cuối cùng thấy hợp lý khi lấy âm hưởng của một điệu hò để thể hiện sự lấp lánh của mặt gương Hồ Tây, sự dào dạt êm ả của sóng nước, sóng lúa. Một sự giao duyên tình tự rất mộc mạc nhưng lại vô cùng đằm thắm của những đôi trai gái mà tôi nghĩ rằng chỉ có những nơi lành mạnh lâu đời, trù phú mà thanh lịch ven Hồ Tây của Hà Nội mới có. Rồi đến đoạn kết của bài hát, vừa là cao trào của âm nhạc, vừa là một tình cảm như đột ngột bừng dậy của tình yêu đôi lứa. Đến đây thì Hồ Tây chỉ còn lại như một cái cớ, một điểm tựa để nhường chỗ cho tình ca, cho tình yêu và hạnh phúc của con người.
Khi bài hát được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, có một vài người góp ý về câu này câu khác nhưng tôi thấy thế là ổn nên không sửa chữa. Để bài hát của tôi đến ngay được với khán giả vào mùa xuân năm Nhâm Tuất (1982) như vậy còn phải cám ơn công lao của các nhạc sĩ Hoàng Tạo, Thế Song, ca sĩ Thanh Hoa và tập thể Ban Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau nghệ sĩ Thanh Hoa, Trung Anh cũng là một ca sĩ biểu diễn Mùa xuân làng lúa làng hoa mà tôi thấy thích. (NS Ngọc Khuê)
Im lặng đêm Hà Nội
Đã lâu lắm rồi không về Hà Nội. Lần này về thăm Hà Nội đúng vào dịp cuối thu. Đêm nay, đêm cuối thu Hà Nội, ngồi một mình trong quán cà phê bên Hồ Gươm, được nghe lại bản tình ca Im lặng đêm Hà Nội của nhạc sĩ Phú Quang, lòng lại càng bồi hồi, thổn thức.
Chẳng hiểu sao anh lại nhớ đến em nhiều thế. Ngay trong lòng Hà Nội, song tâm hồn anh cảm thấy trống rỗng và cô đơn quá thể. Anh biết anh đã sống bằng thói quen mất rồi. Không có em, anh nhớ em nhiều lắm. Chẳng ai yêu anh như em yêu anh, lúc nào cũng dịu dàng mà nồng nàn như hương hoa sữa, lúc nào cũng trong suốt, phẳng lặng như nước Hồ Gươm.
Dẫu anh cố quên đi tất cả những nỗi muộn phiền và khổ đau hiện hữu, nhức nhối trong tâm tưởng, nhưng làm sao quên được những kỷ niệm của mối tình đầu, quên sao được những giọt nước mắt và nụ cười không bao giờ trọn vẹn của em cứ sóng sánh hiện về. Tại sao khi yêu nhau, em không nói một lời, dù chỉ một lời thôi, anh cũng sẵn sàng từ bỏ tất cả để cùng em chạy trốn đến bất cứ nơi nào cả hai chúng ta cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Để rồi bây giờ chỉ còn và mãi mãi “chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn”, “chỉ còn nỗi im lặng phố khuya”... sâu thẳm, chỉ còn mênh mông gương Hồ Gươm hiu hắt soi những cây bàng lá đỏ...
Mối tình đầu giờ chỉ còn lại hơi ấm giữa đêm thu. Trong làn sương đêm mờ ảo, cây phượng gù ngày xưa giờ đã đổ nghiêng thân về phía lòng hồ, những chiếc cành mảnh khảnh, tán lá loà xoà trên mặt nước, tưởng chừng chạm hẳn vào mặt hồ mà rồi lại dè dặt run rẩy cách xa. “Em có đôi lần nhìn lại”, chỉ còn lại mình anh ngồi đây... khắc khoải đợi chờ, khắc khoải nhớ mong em.
(Còn nữa)
Lúc đó, tôi có một người bạn gái và muốn viết ca khúc để tặng nàng về mùa xuân Hà Nội. Rất nhiều lần chúng tôi chở nhau trên chiếc xe đạp qua những con đường ven Hồ Tây và trong tôi nảy ra đề tài về những làng hoa ven hồ nhưng nhiều lần đặt bút xuống mà vẫn không thành. Bẵng đi một thời gian, cho tới một buổi chiều đầu mùa xuân năm 1982, đạp xe đi thăm một người bạn ở gần Hồ Tây tôi mới phát hiện ra rằng Hồ Tây không chỉ có hoa mà phía bên kia, tức vùng Xuân La, Xuân Đỉnh còn có rất nhiều lúa. Lập tức câu hát: “Lúa ơi thơm ngát cho em hát cùng người. Bởi lúa yêu cuộc đời nên xanh thắm tươi ruộng đồng, sóng lóng lánh mặt hồ cho hoa em ngào ngạt, hương hoa bay dào dạt, làng hoa em gọi mùa...” được bật ra giữa mênh mông trời nước Hồ Tây.
Cảm xúc của buổi chiều đầu năm ngay giữa thiên nhiên đó đã giúp tôi hoàn thành đoạn chính của bài hát trước. Đến khi về nhà tôi mới gia công phần đầu và phần kết của bài hát. Tôi đã thử bằng nhiều cách khác nhau để bắt đầu bài hát, cuối cùng thấy hợp lý khi lấy âm hưởng của một điệu hò để thể hiện sự lấp lánh của mặt gương Hồ Tây, sự dào dạt êm ả của sóng nước, sóng lúa. Một sự giao duyên tình tự rất mộc mạc nhưng lại vô cùng đằm thắm của những đôi trai gái mà tôi nghĩ rằng chỉ có những nơi lành mạnh lâu đời, trù phú mà thanh lịch ven Hồ Tây của Hà Nội mới có. Rồi đến đoạn kết của bài hát, vừa là cao trào của âm nhạc, vừa là một tình cảm như đột ngột bừng dậy của tình yêu đôi lứa. Đến đây thì Hồ Tây chỉ còn lại như một cái cớ, một điểm tựa để nhường chỗ cho tình ca, cho tình yêu và hạnh phúc của con người.
Khi bài hát được phát trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, có một vài người góp ý về câu này câu khác nhưng tôi thấy thế là ổn nên không sửa chữa. Để bài hát của tôi đến ngay được với khán giả vào mùa xuân năm Nhâm Tuất (1982) như vậy còn phải cám ơn công lao của các nhạc sĩ Hoàng Tạo, Thế Song, ca sĩ Thanh Hoa và tập thể Ban Văn nghệ của Đài Tiếng nói Việt Nam. Sau nghệ sĩ Thanh Hoa, Trung Anh cũng là một ca sĩ biểu diễn Mùa xuân làng lúa làng hoa mà tôi thấy thích. (NS Ngọc Khuê)
Im lặng đêm Hà Nội
Đã lâu lắm rồi không về Hà Nội. Lần này về thăm Hà Nội đúng vào dịp cuối thu. Đêm nay, đêm cuối thu Hà Nội, ngồi một mình trong quán cà phê bên Hồ Gươm, được nghe lại bản tình ca Im lặng đêm Hà Nội của nhạc sĩ Phú Quang, lòng lại càng bồi hồi, thổn thức.
Chẳng hiểu sao anh lại nhớ đến em nhiều thế. Ngay trong lòng Hà Nội, song tâm hồn anh cảm thấy trống rỗng và cô đơn quá thể. Anh biết anh đã sống bằng thói quen mất rồi. Không có em, anh nhớ em nhiều lắm. Chẳng ai yêu anh như em yêu anh, lúc nào cũng dịu dàng mà nồng nàn như hương hoa sữa, lúc nào cũng trong suốt, phẳng lặng như nước Hồ Gươm.
Dẫu anh cố quên đi tất cả những nỗi muộn phiền và khổ đau hiện hữu, nhức nhối trong tâm tưởng, nhưng làm sao quên được những kỷ niệm của mối tình đầu, quên sao được những giọt nước mắt và nụ cười không bao giờ trọn vẹn của em cứ sóng sánh hiện về. Tại sao khi yêu nhau, em không nói một lời, dù chỉ một lời thôi, anh cũng sẵn sàng từ bỏ tất cả để cùng em chạy trốn đến bất cứ nơi nào cả hai chúng ta cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Để rồi bây giờ chỉ còn và mãi mãi “chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn”, “chỉ còn nỗi im lặng phố khuya”... sâu thẳm, chỉ còn mênh mông gương Hồ Gươm hiu hắt soi những cây bàng lá đỏ...
Mối tình đầu giờ chỉ còn lại hơi ấm giữa đêm thu. Trong làn sương đêm mờ ảo, cây phượng gù ngày xưa giờ đã đổ nghiêng thân về phía lòng hồ, những chiếc cành mảnh khảnh, tán lá loà xoà trên mặt nước, tưởng chừng chạm hẳn vào mặt hồ mà rồi lại dè dặt run rẩy cách xa. “Em có đôi lần nhìn lại”, chỉ còn lại mình anh ngồi đây... khắc khoải đợi chờ, khắc khoải nhớ mong em.
(Còn nữa)
2 nhận xét:
máy khoan - máy mài - máy cắt - máy vặn vít
Bàn ghế học sinh - Bàn ghế văn phòng - Ghế xếp
lazada - Bàn học sinh - kenhmua1s
lazada - Bàn học sinh - kenhmua1s-Shop
Shopee - Bàn học sinh - kenhmua1s
Shopee - Bàn học sinh - kenhmua1s-Shop
Những ca khúc này luôn làm cho người nga phải buồn
Đăng nhận xét
♦Rất cảm ơn bạn đã ghé thăm blog !
♦Bạn có thể cho ý kiến của mình về blog xin vào phần nhận xét ở dưới.
♦Mọi ý kiến của bạn sẽ giúp blog ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu cho chính bạn .
♦Nếu bạn muốn liên kết Logo với thongtin247 thì bấm vào đây