Nước dừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Còn xơ quả đem xé sợi vê thành điếu thuốc, hút ba ngày liên tục, bệnh viêm xoang sẽ đỡ.
Y học cổ truyền coi dừa là vị thuốc lạ, kỳ thú. Ngoài tác dụng nêu trên, nước dừa còn làm dịch truyền, dịch pha chè - thuốc khi cần thiết.
Xơ dừa được đốt tồn tính (cháy đen nhưng không ra bột), uống ngày 4g - 10g với rượu hay sắc uống, giúp chữa gân xương đau nhức.
Cùi dừa ích khí, bổ dưỡng, nhuận tràng. Khi ngực và vùng thượng vị đau dữ dội và đột ngột, lấy cùi dừa đốt tồn tính, tán bột, dùng 4g uống với rượu, cơn đau sẽ giảm.
Để chữa đau dạ dày, người ta lấy 200ml nước dừa già trộn 150g hạt bí đỏ, đun nhỏ lửa cho cạn rồi ăn.
Sọ dừa đốt tồn tính, tán mịn giúp chữa chảy máu cam, nôn. Mỗi lần uống 4g bột dừa với rượu hoặc nước chín.
Hoa dừa có tác dụng chữa sốt. Lấy hoa cái non nghiền nát thành bột nhão, đắp lên trán, sau đó dùng vải sạch thấm nước dừa đắp lên trán và mắt để hạ nhiệt.
Rễ dừa chữa kinh nguyệt không đều, chảy máu. Nước hãm rễ dừa tươi hay khô là thuốc chữa lỵ và viêm gan. Rễ dừa non phối hợp với một số vị thuốc nam khác có khả năng chữa tiểu khó, tiểu dắt, vàng da.
Bạn cũng có thể dùng nước dừa tươi chải đầu hằng ngày, tóc sẽ mượt mà, đen bóng. Lấy nước dừa trộn với dịch ép tỏi tây, bạn sẽ có một dung dịch dưỡng da an toàn và hiệu quả.
Theo BS Phạm Hồng Nga
Đất Việt
http://dantri.com.vn/suckhoe/Cac-bai-thuoc-doc-dao-tu-dua/2008/9/249821.vip
Quả dừa bổ tim, lợi tiểu
Dừa có nhiều nước, vị ngọt, cùi ăn giòn thơm, giàu chất dinh dưỡng. Nước dừa, cùi dừa, dầu dừa, vỏ dừa, rễ dừa đều là vị thuốc tốt dùng chữa bệnh.
Chất dinh dưỡng trong nước dừa khá phong phú, bao gồm vitamin C, sắt, phốt pho, canxi, kali, magiê, natri, các chất khoáng khác, lipid, protein, đường... Nước dừa là loại nước giải khát có giá trị.
Cùi dừa trắng như ngọc, ăn giòn và thơm, hương vị như sữa. Quả càng già, lượng lipid, protein càng nhiều, các thứ quả khác khó sánh được.
Theo Đông y, nước dừa có vị ngọt, tính hơi nóng. Việc uống nước dừa thường xuyên có tác dụng khỏe tim, lợi tiểu, trừ giun, ngừng tiêu chảy. Cùi dừa vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, trừ phong, nhuận da. Dầu dừa dùng ngoài da có thể chữa lở ngứa, dị ứng mẩn ngứa do lạnh, viêm da do thần kinh, hắc lào... Gáo dừa tính bình, vị ngọt, không độc, có thể chữa đau tức ngực, đau gân cốt. Rễ cây dừa thường dùng chữa chảy máu cam, nôn mửa, bệnh tả, xuất huyết...
Như vậy, cả cây dừa đều là những vị thuốc hay chữa bệnh. Dầu dừa, nước dừa còn dùng làm nước giải khát, bánh kẹo. Gáo dừa có thể dùng làm bát, làm gáo, làm muôi. Lá dừa có thể đan quạt, lợp nhà...
Các bài thuốc chữa bệnh bằng dừa:
- Tâm tỳ hư: Cùi dừa 100 gam, cùi nhãn 50 gam, gạo nếp 150 gam, nấu cháo ăn.
- Viêm thận phù nề: Nước dứa, nước dừa, nước rễ cỏ tranh, nước rễ cỏ lau mỗi loại 30 gam, trộn đều uống.
- Nôn mửa: Nước dừa 2 chén nhỏ, rượu nho 1 chén nhỏ, thêm 10 giọt nước gừng, trộn đều uống.
- Tẩy giun đũa: Nước dừa, cùi dừa mỗi loại 50 gam, ô mai 15 gam, vỏ lựu, rễ lựu 10 gam, sắc uống.
- Đau gân cốt: Vỏ dừa, cùi vỏ quýt, hương phụ, rễ đào mỗi thứ 20 gam, sắc uống.
- Nẻ da do lạnh: Dầu dừa vừa đủ, vỏ qủa hồng 50 gam, đốt toàn tính, nghiền thành bột, trộn đều để bôi.
- Viêm da lở ngứa: Dầu dừa vừa đủ, hạnh nhân vừa đủ giã nát, trộn đều để bôi.
- Hắc lào, nấm tổ đỉa chân: Lá đào tươi giã nát vắt lấy nước, dầu dừa vừa đủ, trộn đều để bôi.
ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
♦Rất cảm ơn bạn đã ghé thăm blog !
♦Bạn có thể cho ý kiến của mình về blog xin vào phần nhận xét ở dưới.
♦Mọi ý kiến của bạn sẽ giúp blog ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu cho chính bạn .
♦Nếu bạn muốn liên kết Logo với thongtin247 thì bấm vào đây