Cây đinh hương: Vị vani ngọt ngào hòa lẫn hương gỗ mạnh mẽ giúp tinh thần và cơ thể phấn chấn, lý tưởng cho trí óc và cơ thể bị suy nhược. Ngoài ra tinh dầu còn có nhiều tác dụng như: khử trùng, giảm đau, trị đau bụng và tiêu chảy.
Gừng: Vị thơm, cay nồng ấm áp. Giúp thư giãn các cơ bắp mệt mỏi, đau nhức. Tinh dầu gừng có thể chữa cảm cúm và các chứng rối loạn tiêu hoá.
Cây hoắc hương: Hương thơm của đất hòa lẫn mùi gỗ ẩm mạnh mẽ. Lý tưởng cho mọi tình trạng da, được sử dụng trong chữa trị mụn, phỏng, bệnh chàm và chữa lành vết thương.
Gỗ đàn hương: Mùi hăng nồng ngào ngạt. Cung cấp độ ẩm cho da khô, làm dịu giác quan và minh mẫn trí óc, giải độc cơ thể. Thường được sử dụng trong hầu hết các loại nước hoa và mỹ phẩm phương Đông.
Ylang-Ylang: Hương thơm ngào ngạt, sang trọng hơi giống hương thơm của hoa thủy tiên và dạ lan hương. Có tác dụng khuấy động cảm xúc con người, giúp cân bằng rối loạn cơ thể và mang đến cảm giác ấm áp và bình yên. Tinh dầu này rất tốt cho những người hay lo âu và căng thẳng. Ngoài ra, Ylang-Ylang rất hiệu quả trong điều trị và chăm sóc da, giúp làm dịu viêm sưng da.
Lô hội: Tác nhân làm mềm dịu da và chữa lành các vết thương trên da.
Cây hạt mỡ (Shea Butter): Cung cấp độ ẩm cao.
Cây liễu canadia: Hương thơm mát, có tính chống kích ứng và tấy đỏ da.
Cây mộc tạc: Giàu khoáng chất, giúp hồi phục các mao mạch bị tổn thương. Giúp cơ thể hấp thu canxi dễ dàng, loại bỏ lớp dầu dư thừa trên da.
Khuynh diệp: Hương thơm dịu, chiết xuất từ lá có hiệu quả diệt khuẩn cao.
Đinh hương: Thơm mát có tác dụng như chất giảm đau và có khả năng diệt khuẩn.
Kinkgo biloba: Chiết xuất từ lá, có tác dụng chống oxy hoá và kích thích tuần hoàn máu.
Cam thảo: Thơm ngọt, chiết xuất từ rễ, làm dịu da, chống viêm sưng và kiểm soát sự hình thành sắc tố và lọc sạch các gốc tự do.
Oải hương: Hương thơm nhẹ nhàng sang trọng, có tính diệt khuẩn, chống viêm sưng và kiểm soát da đầu. Ngoài ra tinh dầu còn có tính giảm đau tự nhiên.
Cây cẩm quỳ: Gel từ thực vật, chống viêm sưng, làm dịu, mềm và chữa lành cho da.
Bạc hà: Diệt khuẩn, chống viêm sưng, làm dịu và mang lại sự dễ chịu cho da, hương thơm mát.
Hoắc hương: Thơm ngát, có tác dụng diệt khuẩn.
Hương thảo: Chiết xuất từ lá, làm tinh khiết và diệt khuẩn cho da.
Cây xô thơm: Tác dụng diệt khuẩn và làm dịu da.
Sea grass (họ táo): Chứa thành phần polysacharide hình thành độ ẩm trên bề mặt như miếng đệm bảo vệ da.
Cải xoong: Ngăn chặn hoạt động của Tyrosinase và kiểm soát sự hình thành sắc tố.
Cây húng quế: Chiết xuất ra từ hoa quả của cây húng quế có mùi hương kích thích, ngọt ngào và nồng ấm. Khi dùng với long não cô đặc có tác dụng làm tỉnh táo, thông suốt và nâng cao tinh thần. Nó được dùng để chữa chứng mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi, những vết côn trùng cắn, đau đầu, đau cơ hay bong gân.
Nhỏ vài giọt tinh dầu lên khăn giấy giúp cho đầu óc thanh thản, người ta cũng có thể sử dụng bằng cách pha loãng trong hỗn hợp tinh dầu massage hoặc trực tiếp bôi lên da. Tuy nhiên nên tránh dùng tinh dầu húng quế trong suốt thời gian mang thai, vì có thể kích ứng với một số loại da.
Long não: Chiết xuất từ gỗ gốc cây và những cành non của cây long não, nó có mùi hương bạc hà làm tỉnh táo, hơi hăng và gắt. Tinh dầu này rất tốt khi bạn sử dụng trong những lúc bị đau cơ và bong gân. Loại này có thể được dùng massage nhưng hương thơm của nó rất mạnh mẽ, vì vậy bạn nên pha loãng nó khi massage trực tiếp lên chỗ bị đau. Một bí quyết nữa là nhỏ vài giọt lên quả banh cotton hay trên viền màn xưa, hương thơm sẽ giúp diệt trừ sâu bọ rất hiệu quả.
Sả: Hương thơm nhẹ nhàng nữ tính. Lá sả dùng theo cách truyền thống là cao đắp khi nóng sốt, khi bị thương, lá sả cũng thúc đẩy việc điều trị. Tinh dầu lá sả có tác dụng khử mùi, diệt khuẩn mạnh. Ở khắp châu Á, nó được biết đến như một loại thuốc diệt côn trùng, bôi dầu pha loãng trực tiếp lên vết cắn của muỗi hay côn trùng sẽ làm hết ngứa, tinh dầu này có vai trò diệt khuẩn rất tốt. Phụ nữ mang thai nên tránh sử dụng.
Cây bạch đàn: Có mùi hương làm thanh thản đầu óc và tác dụng làm mát da, là chất làm thông mũi rất tốt khi bị cảm cúm và cảm lạnh. Có thể dùng khi đau nhức cơ và giúp làm lành chỗ da bị trầy xước. Nhỏ vài giọt vào đèn đốt tinh dầu sẽ tẩy trùng căn phòng và làm nhẹ hơi thở của bạn về đêm. Tinh dầu này có thể dùng massage ngực, tắm với nước nóng hoặc dùng như một loại thuốc đắp nóng lên ngực. Bạn có thể pha loãng với dầu nền và massage để làm dịu chỗ cơ bị đau.
Bạc hà: Tinh dầu này chứa gần 1/3 chất methol. Đó là lý do vì sao nó tạo cho người ta cảm giác mát lạnh, kích thích sự tỉnh táo. Rất tốt cho những trường hợp bị chứng nhức đầu, tinh thần mệt mỏi, đau cơ, sạm da, vết côn trùng cắn, buồn nôn, khó tiêu và hội chứng tiền kinh nguyệt. Tinh dầu bạc hà rất mạnh, phải được pha loãng trước khi bôi lên da hoặc chỉ dùng một lượng nhỏ.
Quýt mandarin: Tinh dầu có tính kích thích nhẹ và có tác dụng giữ bình tĩnh, làm thanh thản. Hương thơm của nó có tác dụng dịu nhẹ làm giảm căng thẳng và bồn chồn, bạn sẽ có cảm giác an thần và thanh thản. Nó đặc biệt có ích khi kết hợp massage làm săn da, giúp liền sẹo và những đốm căng da, giảm các chứng hay quên và stress.
Tinh dầu quýt rất tốt để massage, tắm và ngửi. Đây là loại tinh dầu massage tuyệt vời cho vùng mông, hông và đùi, giúp làm giảm các đốm rạn da. Tinh dầu quýt có thể gây kích ứng lên da, đặc biệt nếu tiếp xúc với nắng khi thoa, chỉ nên dùng một lượng hợp lý.
Hạt nhục đậu khấu: Tinh dầu được chiết xuất từ hạt của cây Myristica fragrans bằng cách chưng cất có mùi hương ấm nồng, kích thích làm giảm sự mệt mỏi, lo lắng và stress. Đây là loại tinh dầu có khả năng chữa bệnh, kháng viêm và có tác dụng làm ấm nhẹ nhàng. Mùi hương dịu dàng của tinh dầu này làm hăng hái tinh thần và kích thích, nó còn được dùng để trị chứng buồn nôn và khó tiêu.
Với những tác dụng kỳ diệu này, các loại thảo mộc quen thuộc như chanh, cam, sả, cam thảo, bưởi, quế, gừng... cũng chính là nguyên liệu trong các quy trình trị liệu chăm sóc thư giãn toàn thân tại spa. Ngoài ra, một số spa còn ứng dụng các bài thuốc làm đẹp từ cây cỏ và trị liệu cổ truyền của người Hoa, người Dao, người Thái... Cũng từng ấy nguyên liệu nhưng mỗi spa sẽ có một bí quyết riêng để đưa ra những mùi hương và phương pháp trị liệu độc quyền.
Tinh dầu có nguồn gốc từ thảo dược, được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của nhiều loại thảo mộc, có thể từ những cánh hoa, rễ, vỏ trái cây, cuống, hạt, nhựa cây, quả, lá hay vỏ cây... nhìn chung là khá đắt tiền vì hàm lượng tinh dầu chứa trong mỗi bộ phận thực vật rất thấp, người ta cũng mất rất nhiều công sức để chiết lấy tinh dầu thơm ở rất nhiều cây sau đó tập hợp lại, công đoạn cắt trữ và bảo quản nó rất nghiêm ngặt.
Muốn có 1kg tinh dầu hoa oải hương thì cần tới 200kg hoa oải hương tươi thậm chí có thể nhiều hơn nữa, hay để có 1kg tinh dầu chanh thì cần tới 3000 quả chanh.
ST
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
♦Rất cảm ơn bạn đã ghé thăm blog !
♦Bạn có thể cho ý kiến của mình về blog xin vào phần nhận xét ở dưới.
♦Mọi ý kiến của bạn sẽ giúp blog ngày càng hoàn thiện hơn đáp ứng được nhu cầu cho chính bạn .
♦Nếu bạn muốn liên kết Logo với thongtin247 thì bấm vào đây